Cách bảo dưỡng máy xúc lật

Cách bảo dưỡng máy xúc lật. Các loại phụ tùng xúc lật và cách bảo dưỡng máy xúc lật. Chúng tôi là đơn vị phân phối bán các loại phụ tùng xúc lật chất lượng giá rẻ tốt nhất.

Tổng hợp các phụ tùng xúc lật chính hãng

– Hệ thống thủy lực: van thủy lực, bơm thủy lực, xy lanh thủy lực, các đường ống thủy lực, tuy ô thủy lực,…

– Hệ thống điện gồm có bộ đề, cần số, máy phát điện và bộ điều khiển hộp số động cơ.

– Bộ phận khác gồm các chi tiết như:

+ Hệ thống phanh: Piston phanh gioăng phớt piston phanh, cụm phanh, má phanh,…

+ Bánh răng quả dứa và vành chậu, các đăng cầu trước và cầu sau.

+ Cụm van điều khiển di chuyển, bót lái, bơm lái, bơm nâng hạ gầu.

+ Xi lanh nâng hạ, xi lanh lật gầu, bộ hơi xi lanh, séc măng,…

+ Bơm hơi, bơm tay, dây cua roa, gioăng phớt, phớt trục các đăng, phớt tổng phanh, van xả hơi,…

+ Các loại lọc gồm có lọc dầu thủy lực, lọc gió, lọc nhớt,…

Cách thức và thời gian bảo dưỡng máy xúc lật 

Do hoạt động với công suất lớn. Nên việc bảo dưỡng máy xúc cần thực hiện theo khoảng thời gian xác định. Để giảm hư hỏng các phụ tùng và tăng tuổi thọ sử dụng cho máy xúc lật. Việc bảo dưỡng phụ tùng xúc lật được quy ra theo giờ làm việc có thể là 8 giờ, 50 giờ, 250 giờ,… Cụ thể như sau:

Sau 8 giờ làm việc:

– Kiểm tra mức dầu động cơ, mức két làm mát, mức dầu thủy lực và mức nhiên liệu.

– Kiểm tra các thông số cơ bản, cánh quạt, dây đai động cơ, áp suất lốp và tình trạng của lớp.

– Kiểm tra điều kiện làm việc của đèn xi nhan, đèn chiếu sang. Kiểm tra bôi trơn các khớp truyền động để tránh sự mài mòn các chi tiết máy.

Sau 50 giờ làm việc hay sau 1 tuần:

– Kiểm tra mức dầu hộp số, khe hở giữa má phanh tay và trống phanh (cần thiết điều chỉnh lại nếu thấy không ổn định).

– Siết chặt lại các bu-lông của trục các đăng. Mức dầu phanh, áp suất của bộ giảm chấn.

– Kiểm tra tình trạng của các vị trí cần bôi trơn. Bôi trơn thêm các vị trí bôi trơn theo sơ đồ trên máy.

Sau 250 giờ làm việc hay 1 tháng:

– Kiểm tra hệ thống điện áp ắc quy, mức dầu của cầu trước và cầu sau.

– Kiểm tra và siêt chặt các bu-lông tick kê và của động cơ, hộp số.

– Kiểm tra hiện tượng nứt bề mặt của cầu trước, cầu sau và hệ thống nạp khí của động cơ.

– Thay lọc nhiên liệu, lọc nhiên liệu các đường ống, lọc tách nước, kiểm tra hệ thống các đường ống xả thải.

– Thay dầu động cơ và nước làm mát.

– Kiểm tra độ căng dây đai và bề mặt làm việc của dây đai động cơ, dây đai máy nén khí. Nếu có máy điều hòa thì kiểm tra mức làm lạnh của điều hòa.

– Kiểm tra khả năng làm việc của hệ thống phanh. Mực nước của van xả bộ sấy không khí. Kiểm tra mức dầu phanh trên bộ trợ lực phanh.

– Kiểm tra áp suất của bộ giảm chấn.

Bài viết liên quan